Black Friday trên toàn thế giới
Ngày thứ Sáu đen đã chính thức diễn ra trên toàn thế giới, với hàng loạt sản phẩm được giảm giá mạnh tay để kích cầu. Theo Vnexpress.net
Ngày thứ Sáu đen đã chính thức diễn ra trên toàn thế giới, với hàng loạt sản phẩm được giảm giá mạnh tay để kích cầu. Theo Vnexpress.net
Để đón được những cơ hội mà EVFTA mang lại, ngành dệt may cần cú huých tích cực từ nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ dệt, nhuộm. Theo nhận định của các chuyên gia, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là cơ hội rất lớn cho ngành dệt may của Việt Nam. Hiện thị trường này đang mang lại giá trị xuất khẩu lớn thứ hai trong tổng số các nước nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam. Để đón được những cơ hội mà EVFTA mang lại, ngành dệt may cần cú huých tích cực từ nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ dệt, nhuộm. Để đón được những cơ hội mà EVFTA mang lại, ngành dệt may cần cú huých tích cực từ nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ dệt, nhuộm. Năm 2018, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu đạt là 5,6 tỉ USD. Mặc dù đây là con số rất lớn nhưng cũng chỉ chiếm hơn 2% so với tổng lượng nhập khẩu hàng dệt may của Châu Âu và cho thấy thị trường này vẫn còn nhiều dư địa tiềm năng phát triển nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều dòng thuế quan sẽ được cắt giảm về 0% trong vòng 7 năm. Đây là cơ hội tốt mở ra một sân chơi lớn để giao thương cũng như đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu dệt may. Đồng thời cũng tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào EU. Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết thị trường EU là thị trường lớn, về dệt may EU đứng đầu thế giới, đối với xuất khẩu nước ta EU đứng thứ hai. Hiệp định này là cơ hội thuận lợi cho ngành dệt may, bởi vì về thuế quan thì đối với hầu hết mặt hàng dệt may đều được giảm về 0, trong đó 77% dòng thuế được giảm về 0 ngay. Cơ hội đan xen cùng thách thức, ngành dệt may Việt Nam chưa thể hưởng lợi nhiều ngay lập tức, bởi chưa đáp ứng yêu cầu quy định về nguyên tắc xuất xứ. Nguyên nhân là các doanh nghiệp nước ta phải nhập khẩu vải và các phụ liệu khác từ những thị trường chưa ký hiệp định FTA với EU. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện những công đoạn đơn giản như gia công. Do đó, các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của EVFTA cũng là thách thức rất lớn với các doanh nghiệp ngành dệt may. "Thách thức cực kỳ lớn đối với dệt may Việt Nam, điểm nghẽn phần cung thiếu hụt của ngành dệt may, đặc biệt là phần liên quan đến nhuộm hoàn tất. Để đạt được mục tiêu lợi ích mà hiệp định mang lại, các bộ ngành, địa phương cần hoạch định chiến lược phát triển khu doanh nghiệp, phần cung thiếu hụt, chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Giang nêu thực tế. Đáp ứng yêu cầu các điều khoản hiệp định đưa ra. Đặc biệt với EU chúng ta phải đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ vải. Nếu chúng ta không có vải từ Việt Nam thì lợi ích của ngành dệt may Việt Nam sẽ chẳng mang lại gì cho sự phát triển của ngành dệt may trong thời gian tới. Như vậy, nguồn cung nguyên liệu ngành dệt may chính là nút thắt lớn trong việc hưởng cơ hội mà EVFTA mang lại. Theo đó, gần 90% nguyên phụ liệu đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của Hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu với mức thuế như cũ sẽ không được hưởng ưu đãi. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng như trong nhiều hiệp định khác chính là động cơ để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành dệt và dệt nhuộm ở Việt Nam – ngành đang "thắt ngưỡng" trong nguồn cung nguyên liệu. "Tôi hy vọng với động lực lực tạo ra từ EVFTA hay các hiệp định khác, tương lai đầu tư cho dệt nhuộm của Việt Nam sẽ tốt hơn, đáp ứng nguồn cung cho hàng dệt may Việt Nam. Lưu ý còn có câu chuyện về thiết kế và nhiều vấn đề khác nữa để nâng cao giá trị của dệt may Việt Nam cao hơn trong "đường cong" chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may, bên cạnh việc thúc đẩy đầu tư vào dệt, nhuộm thì cần phải chú trọng vào thiết kế và các công đoạn khác", bà Trang nhấn mạnh. Năm 2019, ngành dệt may đặt ra mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỉ USD, trong đó, thị trường lớn nhất là Mỹ chiếm 42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam; đứng thứ hai là thị trường EU, khả năng chiếm 21,5% so với mục tiêu đặt ra là 20%. Để giải quyết điểm nghẽn của ngành dệt may, cần có thị trường lớn thiết lập chuỗi cung ứng mang tính ổn định, lâu dài. Cùng với đó là việc tạo ra thị trường bền vững để có thêm điều kiện để đầu tư, tham gia chuỗi cung ứng ở mức độ sâu hơn nhằm giá trị cao hơn cho Việt Nam.
Đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước sẽ góp phần thúc đẩy tỉ lệ nội địa hóa, tăng sức cạnh tranh cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Tại cuộc họp về tình hình nhập khẩu ô tô tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay Bộ sẽ đề xuất giảm thuế với linh kiện làm được trong nước. Qua đó nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành sản xuất ô tô trong nước, đặc biệt là xe điện, ô tô điện. Cũng tại cuộc họp này, đại diện Bộ Công Thương khẳng định sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu sửa đổi, áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng ô tô từ chín chỗ trở xuống theo hướng: Không đánh thuế TTĐB đối với phần giá trị tạo ra trong nước với thời hạn của chính sách là 5-10 năm. Giá xe hơi sẽ giảm Theo đại diện Thaco Group, tỉ lệ nội địa hóa đối với ô tô dưới chín chỗ của tập đoàn này đã lên tới 17%-22%, dòng xe tải là trên 40% và xe buýt có tỉ lệ nội địa hóa cao nhất là trên 60%. “Nếu phần tỉ lệ nội địa hóa không phải chịu thuế TTĐB thì giá thành ô tô sản xuất , lắp ráp trong nước chắc chắn sẽ rẻ hơn khi tới tay người mua” - đại diện Thaco chia sẻ. Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc hệ thống đại lý Hiền Toyota tại TP.HCM, cho biết lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay tăng gấp 6-7 lần so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, giá ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia ngày càng nhiều với giá rẻ hơn khi thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN từ 30% giảm về 0%. Vì vậy, để cạnh tranh với ô tô nhập khẩu, theo bà Hiền cần chính sách hỗ trợ xe sản xuất, lắp ráp trong nước, nhất là về giá. Tuy nhiên, theo bà Hiền, với phần linh kiện, phụ tùng ô tô sản xuất trong nước không nhiều nên nếu chỉ đề xuất miễn thuế với phần tỉ lệ nội địa hóa sẽ khiến giá xe giảm không nhiều, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy vào phần giá trị sản xuất trong nước và giá trị của xe đó. Còn theo tính toán của anh Tuấn, chủ một đại lý kinh doanh ô tô tại TP.HCM, hiện nay thuế TTĐB là loại thuế suất cao nhất đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Ví dụ các dòng xe sản xuất, lắp ráp nội địa của các ông lớn trong nước chủ yếu có dung tích động cơ dưới 2 lít, thuế TTĐB là 40%. Còn những xe có dung tích động cơ dưới 1,5 lít chịu mức thuế này là 35%. “Cách tính thuế TTĐB hiện nay đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước là tính theo giá xuất xưởng. Ví dụ một mẫu xe 2 lít có giá xuất xưởng 1 tỉ đồng, với mức thuế TTĐB 40%, số tiền thuế cộng theo giá xe lên tới 400 triệu đồng. Mẫu xe này có tỉ lệ nội địa hóa tới 22%, tương ứng giá trị xe là 220 triệu đồng. Nếu không đánh thuế TTĐB với phần tỉ lệ nội địa hóa này thì phần giá trị xe phải chịu thuế chỉ là 780 triệu đồng. Tính ra mức thuế TTĐB của mẫu xe này phải chịu chỉ 312 triệu đồng, giảm 88 triệu đồng tiền thuế phải nộp so với cách tính hiện hành” - anh Tuấn dẫn chứng. Cần thúc đẩy nội địa hóa thật sự Theo Bộ Công Thương, đề xuất giảm thuế TTĐB với linh kiện sản xuất trong nước nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành sản xuất ô tô trong nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ cần hỗ trợ đúng đối tượng, những doanh nghiệp có tỉ lệ nội địa hóa thật sự. Theo bà Nguyễn Thị Hiền, chủ hệ thống đại lý Hiền Toyota, phần linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước sản xuất được của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều do các công ty “con” do chính doanh nghiệp này “đẻ” ra. Không phải vì doanh nghiệp Việt Nam không làm được mà do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không muốn đặt hàng. “Vì vậy chính sách thuế cần sàng lọc, ưu tiên những doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có phần tỉ lệ nội địa hóa do công ty Việt Nam làm được. Như vậy mới thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, tạo cơ hội cho nhiều công ty Việt Nam” - bà Hiền chia sẻ. Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cũng cho rằng chính sách nào cũng cần phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cùng tham gia. Bởi số doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia chỉ khoảng 5%-6%. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắcquy, sản phẩm nhựa... Có tới 80%-90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao… hiện phải nhập khẩu. “Hiện nay tỉ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65%-70%. Thái Lan, Indonesia làm được vì họ quy định các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài muốn vào đầu tư phải cam kết đạt tỉ lệ nội địa hóa cụ thể. Vì vậy, bên cạnh chính sách bảo hộ xe lắp ráp trong nước thì phải đi kèm với chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, điều kiện tỉ lệ nội địa hóa đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này” - ông Đồng nhấn mạnh.
Nhưng tỷ lệ linh kiện Việt Nam được sử dụng vẫn thấp hơn linh kiện từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan. Đây là nhận định được ông Hronobu Kitagawa, Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) - Văn phòng Hà Nội đưa ra tại sự kiện khai mạc Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 8 trong sáng 14/8. Đại diện Jetro cho biết trong những năm qua, số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư kinh doanh ở Việt Nam đã gia tăng một cách mạnh mẽ. Theo các kết quả điều tra, năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 630 dự án. Ngoài ra, có tới gần 70% doanh nghiệp trong khảo sát trả lời rằng "mong muốn mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam". "Điều này cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá Việt Nam vẫn là nơi sản xuất hiệu quả và là thị trường đầy hấp dẫn. Hơn nữa, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện". Ông Kitagawa tiết lộ theo khảo sát của Jetro, tỷ lệ thu mua nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng, vật tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tăng lên đáng kể từ năm 2010 đến nay, và tỷ lệ này đã vượt qua Malaysia vào năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn so với một số nước láng giếng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Do vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn buộc phải nhập khẩu một phần các linh kiện chính từ nước ngoài. "Một điều chắc chắn rằng việc làm hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này là tạo cơ hội để cho các bên được kết nối kinh doanh với nhau, đặc biệt là tạo cơ hội cho các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng tiềm năng của Việt Nam được gặp gỡ, trao đổi với các nhà chế tạo, lắp ráp của Nhật Bản, như triển lãm này là một ví dụ". "Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng triển lãm sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam và tôi thực sự mong rằng Hà Nội và các vùng lân cận sẽ trở thành một trong số những công xưởng sản xuất quan trọng nhất của khu vực ASEAN trong tương lai không xa", ông Kitagawa chia sẻ về ý nghĩa của triển lãm lần này. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhận, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam,dù đã có những kết quả đáng ghi nhận. nhưng vẫn còn không ít những hạn chế về năng lực quản lý và tổ chức sản xuất. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt còn yếu, khả năng tự cung ứng các sản phẩm hỗ trợ trong nước còn nhiều bất cập. "Với nỗ lực của ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và sự trợ giúp mạnh mẽ từ phía Nhật Bản triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và triển lãm quốc tế về công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành tăng cường năng lực sản xuất và kết nối với các đối tác quốc tế", ông Đỗ Thắng Hải nêu rõ.